Bố trí ngay bãi dừng đỗ xe và công trình vệ sinh tạm trên cao tốc
Trong Quy hoạch điện 8 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, lộ trình chuyển đổi nhiên liệu ở các nhà máy nhiệt điện than được xác định, sau năm 2030 sẽ không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới.Khai thác xa bờ vào vụ mới
Người đàn ông 33 tuổi ở Trung Quốc đã rất sốc khi biết tình trạng tiểu ra máu tái phát suốt hơn 20 năm thật ra là kinh nguyệt
Vĩnh Long: Phạt chủ tài khoản ‘Vinh Long Best Sale’ xuyên tạc lực lượng phòng chống dịch
Ngày 10.2, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết sau đợt mưa lớn diễn ra từ ngày 7 - 9.2 đã khiến hơn 3.500 ha lúa tại địa phương này bị ngập úng.Cụ thể, qua kiểm tra, đến 10 giờ ngày 9.2, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có gần 3.550 ha lúa ở giai đoạn đẻ nhánh bị ngập từ 20 - 30 cm, nhiều nơi ngập sâu trên 40 cm. Địa phương có diện tích lúa bị ngập úng nhiều nhất là H.Hải Lăng (2.744 ha); còn lại, H.Triệu Phong bị ngập úng 440 ha, H.Gio Linh 160 ha, TP.Đông Hà 145 ha...Một số địa phương vùng thấp trũng của H.Hải Lăng bị ngập, tràn qua hệ thống đê nội đồng, gây khó khăn cho quá trình tiêu úng.Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị đang huy động nhân lực, máy móc để tiêu úng, sử dụng bao cát gia cố các đoạn đê xung yếu, ngăn nước tràn qua đê.Đến sáng nay 10.2, một số địa phương tại tỉnh Quảng Trị vẫn đang có mưa. Nếu chiều nay lượng mưa giảm, Quảng Trị cũng sẽ mất từ 4 - 5 ngày mới khắc phục, tiêu úng xong.
Buổi lễ ký kết được diễn ra trang trọng tại văn phòng ANPG với sự chứng kiến của ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.Angola là quốc gia khai thác dầu lớn thứ hai châu Phi. Khu vực nghiên cứu Etosha/Okavango có diện tích khoảng 200.000 km² và được chính phủ Angola đánh giá giàu tiềm năng dầu khí, có thể mang lại sản lượng khai thác lớn. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của một tập đoàn tại Angola. Dự án đồng thời đánh dấu bước tiến chiến lược của Xuân Thiện vào ngành thăm dò khai thác dầu khí.Xuân Thiện là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu xây dựng và hạ tầng. Việc hợp tác với ANPG thể hiện tầm nhìn chiến lược và cam kết của Tập đoàn trong việc tham gia vào thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Phi. Xuân Thiện hiện cũng đang đầu tư sản xuất thép xanh tại Nam Định và Huế nên rất cần nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và quặng sắt.Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Chúng tôi tự hào khi là doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ tại Angola trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện và khai khoáng, hiện đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc ký kết dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ngày hôm nay là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn, trở thành một Tập đoàn năng lượng quốc tế, cũng như mở ra sự hợp tác phát triển của hai quốc gia trong một lĩnh vực mới".Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang xây dựng hai tổ hợp dự án thép xanh lớn tại Nghĩa Hưng (Nam Định) dự kiến năm 2028 ra sản phẩm và Khu kinh tế Chân Mây (Huế). Nhà máy không sử dụng than cốc để luyện thép mà dùng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo tiêu chí thép xanh, được sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong thời gian qua, tập đoàn đầu tư vào Angola, với nhiều dự án lớn như trồng bạch đàn, khai thác quặng sắt, nghiên cứu khai thác dầu mỏ… nhằm có nguồn nhiên liệu (khí LNG và LPG có trong dầu khí), nguyên liệu về Việt Nam phục vụ sản xuất thép xanh.Ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola chia sẻ: "Nhiều năm qua, quan hệ tốt đẹp hai nước được duy trì nhưng hợp tác kinh tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, Chính phủ và các cơ quan hai bên đã rất cố gắng. Trong các cuộc làm việc giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước, sớm có những thành tựu cụ thể. Tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola lần thứ 7 vào tháng 3.2024, hai bên cũng nhất trí như vậy. Sau thời gian thúc đẩy, Tập đoàn Xuân Thiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam đến Angola đầu tư trong nhiều lĩnh vực và nay cùng với ANPG ký Dự án đầu tư dầu khí với quy mô lớn".Đại diện ANPG đánh giá rất cao tiềm lực và khả năng triển khai dự án của Tập đoàn Xuân Thiện, đồng thời tin tưởng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu khí tại bồn trũng Etosha/Okavango, là khu vực được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.Đại diện ANPG hy vọng Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sớm có được giấy phép cần thiết từ Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.Tập đoàn Xuân Thiện được thành lập từ những năm 2000. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, tập đoàn hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững và mô hình quản trị hiện đại, tập đoàn nỗ lực đầu tư chuyên sâu và mở rộng tầm nhìn ra quốc tế.Tầm nhìn của Xuân Thiện là xây dựng một hệ thống phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, dựa trên triết lý sản xuất xanh - sạch - bền vững. Tập đoàn Xuân Thiện cũng hướng tới việc hợp tác, đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, với mục tiêu không chỉ phát triển kinh tế đất nước mà còn bảo vệ môi trường bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.
Những món đồ 'tưởng không cần' nhưng lại 'cần không tưởng' cho mỗi chuyến đi
Theo hãng tin Yonhap, Tòa thượng thẩm Seoul (Hàn Quốc) ngày 3.2 giữ nguyên phán quyết của tòa sơ thẩm, cho rằng Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong không phạm tội trong vụ sáp nhập công ty Cheil Industries và Samsung C&T vào năm 2015.Trước đó, các công tố viên nghi ngờ vụ sáp nhập được tiến hành nhằm giúp ông Lee thâu tóm quyền kiểm soát Samsung với mức giá thấp hơn. Năm 2020, ông Lee bị truy tố tội liên quan hành vi thao túng giá cổ phiếu, gian lận kiểm toán và các vi phạm khác.Trước vụ sáp nhập vào năm 2015, cả hai công ty trên đều hoạt động độc lập nhưng đều là công ty con của Samsung. Theo tờ The Korea Herald, Samsung C&T là công ty xây dựng và kỹ thuật trong khi Cheil Industries là công ty chuyên về dệt may. Theo thỏa thuận, 3 cổ phiếu của Samsung C&T được bán để đổi 1 cổ phiếu Cheil Industries.Ông Lee khi đó là Phó chủ tịch tập đoàn Samsung và là cổ đông lớn nhất của Cheil với 23,2% cổ phần nhưng không trực tiếp sở hữu cổ phần nào của Samsung C&T. Các công tố viên cáo buộc ông Lee và các lãnh đạo Samsung đã thao túng giá cổ phiếu, nâng giá của Cheil và hạ giá Samsung C&T để tạo ra tỷ lệ sáp nhập có lợi.Sau khi sáp nhập, ông Lee trở thành cổ đông lớn nhất của công ty mới cũng lấy tên là Samsung C&T, trong khi công ty này lại là cổ đông lớn của tập đoàn Samsung.Qua quá trình sáp nhập, Cheil Industries đã thâu tóm Samsung C&T, qua đó củng cố quyền kiểm soát của ông Lee Jae-yong đối với tập đoàn Samsung, sau đó cho phép ông tiếp quản quyền lãnh đạo tập đoàn từ người cha Lee Kun-hee.Các công tố viên còn cho rằng ông Lee liên quan việc kiểm toán gian lận tại Samsung Biologics, công ty con của Cheil, nhằm tăng giá trị của Cheil trước vụ sáp nhập.Tháng 2.2024, Tòa án quận trung tâm Seoul tuyên bố trắng án đối với ông Lee và các quan chức khác của Samsung, cho rằng việc kế thừa của ông Lee không phải là mục đích chính của vụ sáp nhập. Tòa án cũng nói không có bằng chứng để cho rằng tỷ lệ sáp nhập không công bằng hay gây thiệt hại tài chính cho các cổ đông.Bên công tố kháng án và đề nghị mức án 5 năm tù giam, phạt 500 triệu won nhưng thất bại theo phán quyết mới. Chưa rõ cơ quan công tố có kháng án lên tòa án tối cao hay không.Tháng 11 năm ngoái, ông Lee Jae-yong tuyên bố trước tòa rằng chưa từng có ý định lừa dối hay gây thiệt hại cho các nhà đầu tư vì lợi ích cá nhân.Tuy nhiên, ông Lee từng thụ án 18 tháng tù vào năm 2017 vì tội hối lộ cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và thân tín của bà để có được sự ủng hộ của chính phủ cho vụ sáp nhập. Năm 2021, ông được Tổng thống khi đó là ông Moon Jae-in ân xá.